Giải pháp - Quy trình

ENG | VIE
Giải pháp - Quy trình

BỆNH THÁN THƯ VÀ PHẤN TRẮNG GÂY HẠI TRÊN XOÀI | GIẢI PHÁP TRỪ BỆNH

BỆNH THÁN THƯ VÀ PHẤN TRẮNG GÂY HẠI TRÊN XOÀI | GIẢI PHÁP TRỪ BỆNH

Thán thư và phấn trắng là những loại bệnh phổ biến xảy ra trên xoài (phần lá và quả của cây). Phòng trừ bệnh theo phương pháp dùng thuốc hóa học giúp xử lý nhanh vết bệnh, lưu dẫn kéo dài giúp cây luôn được bảo vệ, nâng cao năng suất.

BỆNH KHÔ ĐỌT THỐI TRÁI, XỈ MỦ TRÊN XOÀI | GIẢI PHÁP TRỪ BỆNH

BỆNH KHÔ ĐỌT THỐI TRÁI, XỈ MỦ TRÊN XOÀI | GIẢI PHÁP TRỪ BỆNH

Bệnh khô đọt, thối trái, xỉ mủ là những loại bệnh gây hại phổ biến trên xoài. Phòng trừ bệnh theo phương pháp hóa học giúp xử lý nhanh vết bệnh, bảo vệ cây khỏi nấm khuẩn gây hại một cách lâu dài.

Rầy xanh gây hại sầu riêng và biện pháp phòng trừ

Rầy xanh gây hại sầu riêng và biện pháp phòng trừ

Hiện nay, ngoài rầy phấn hay còn gọi là rầy nhảy gây hại phổ biến trên cây sầu riêng còn có đối tượng chích hút mới mà nông dân hay gọi là rầy xanh. Theo kết quả đánh giá bước đầu cho thấy rầy xanh gây hại trên cây sầu riêng được xác định là rầy xanh hai chấm giống với rầy xanh trên cây bông và được xem là loài mới ở Việt Nam.

PHÒNG TRỪ BỆNH THÁN THƯ TRÊN SẦU RIÊNG

PHÒNG TRỪ BỆNH THÁN THƯ TRÊN SẦU RIÊNG

Sầu riêng là loại cây ăn trái mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, sầu riêng là cây trồng rất “khó tính” không chịu được điều kiện khắc nghiệt như hạn, mặn, ngập úng, ... do đó sầu riêng chỉ phát triển tốt ở vùng nước ngọt quanh năm. Ngoài ra, sầu riêng thường bị nhiều loại sâu bệnh tấn công nhất là trong mùa mưa. Trong đó có bệnh thán thư thường xuyên xuất hiện và gây hại.

RẦY CÁNH TRẮNG TRÊN LÚA VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ

RẦY CÁNH TRẮNG TRÊN LÚA VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ

Rầy cánh trắng hay còn gọi là bọ phấn trắng, rầy phấn trắng, rầy cánh phấn. Đây không phải là loài côn trùng mới trên cây lúa ở nước ta, nó đã gây hại trên lúa mùa ở một số tỉnh đồng bằng và trung du Bắc bộ từ những năm 60 của thế kỷ trước. Và đã từng gây hại nặng ở một số nơi của Tiền Giang, Long An, … từ vụ hè thu năm 1998. Sau đó chúng chỉ gây hại nhẹ, rải rác. Vụ hè thu năm 2010 do mùa mưa đến muộn, thời tiết đầu vụ lại nắng nóng, gây hạn kéo dài, đây là điều kiện rất thuận lợi cho những loài rầy này nên chúng lại bùng phát và gây hại mạnh ở một số tỉnh của ĐBSCL.

BỆNH ĐẠO ÔN HẠI LÚA VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

BỆNH ĐẠO ÔN HẠI LÚA VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ

Bệnh đạo ôn gây thiệt hại năng suất trung bình từ 0,7 - 17,5%, nếu bệnh nặng thiệt hại có thể lên đến 80% (Bonman et at..., 1986). Bệnh Đạo ôn là loại bệnh phổ biến xuất hiện quanh năm và là một trong những dịch hại nguy hiểm nhất trên cây lúa, bệnh có thể phát sinh từ thời kỳ mạ đến khi thu hoạch và có thể gây hại trên tất cả các bộ phận của cây như lá, bẹ lá, cổ bông, gié và hạt. Cần lưu ý, hiện nay chưa có giống kháng bệnh, cũng như nếu phòng trị không kịp thời thì bệnh sẽ lây lan nhanh và ảnh hưởng đến năng suất rất nặng.

PHÒNG TRỪ BỆNH CHÁY BÌA LÁ VÀ LEM LÉP HẠT LÚA

PHÒNG TRỪ BỆNH CHÁY BÌA LÁ VÀ LEM LÉP HẠT LÚA

Hiện nay, bệnh hại trên lúa do tác nhân vi khuẩn có xu hướng phát triển mạnh. Đặc biệt trong điều kiện ẩm độ cao, mưa và gió nhiều. Những năm gần đây hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu diễn biến phức tạp, nền nhiệt độ tăng, mưa nắng thất thường đã tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh hại phát sinh phát triển mạnh hơn. Trên lúa vi khuẩn gây ra bệnh cháy bìa lá, lem lép hạt (do vi khuẩn), bệnh này lây lan nhanh, mau hình thành tính kháng thuốc, khi phát hiện khó điều trị kịp thời nên làm ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và chất lượng gạo.

Phòng trừ bệnh do nấm Phytophthora sp. gây hại trên Sầu Riêng

Phòng trừ bệnh do nấm Phytophthora sp. gây hại trên Sầu Riêng

Những năm gần đây, cây sầu riêng là loại cây ăn trái đem lại giá trị kinh tế rất cao cho người trồng. Được mệnh danh là “King Fruit” – “trái cây Vua”, sầu riêng có khi đem lại thu nhập hàng tỉ đồng trên mỗi hecta. Hiện nay, sầu riêng được trồng nhiều ở các nước Đông Nam Á như Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Việt Nam, Myanmar, Philippines, ... Trong đó Thái Lan là nước sản xuất sầu riêng nhiều nhất với khoảng 50 - 60% sản lượng sầu riêng toàn thế giới. Tại Việt Nam, sầu riêng được trồng chủ yếu ở các tỉnh phía Nam tập trung nhiều nhất ở các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long, tiếp theo là Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ. Trên cây sầu riêng, bệnh do nấm Phytophthora sp. gây hại phổ biến và ngày càng khó phòng trị hơn. Nấm Phytophthora sp. tấn công nhiều bộ phận của cây. Từ rễ, gốc, thân, cành, lá và quả. Gây thối rễ - vàng lá, nứt thân chảy nhựa và thối trái, ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất, tuổi thọ cây trồng.

BỆNH THỐI RỄ, TÓP CÀNH TRÊN THANH LONG  VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ

BỆNH THỐI RỄ, TÓP CÀNH TRÊN THANH LONG VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ

Hiện nay bệnh trên thanh long ngày càng nhiều và khó phòng trị. Như bệnh thối rễ trước đây chỉ tập trung những vùng bị ngập úng vào mùa mưa, thì nay mùa nắng cũng xảy ra thường xuyên gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng trái.

KỸ THUẬT PHÒNG TRỪ RẦY NÂU HIỆU QUẢ

KỸ THUẬT PHÒNG TRỪ RẦY NÂU HIỆU QUẢ

Rầy nâu có tên tiếng anh là Brown backed rice plant hopper, là một loại côn trùng chích hút, truyền bệnh virus gây hại ở lúa. Cả trưởng thành và rầy non đều tập trung ở phần gốc thân cây lúa để hút nhựa, nếu mật số cao có thể gây hiện tượng “cháy rầy”
Zalo
Hotline