Theo Cục Bảo Vệ Thực Vật, dự báo ở các tỉnh khu vực Đông Nam Bộ và ĐBSCL, bệnh đạo ôn, sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân, ốc bươu vàng, bọ trĩ, ruồi đục nõn, muỗi hành gây hại tăng trên trà lúa Hè Thu giai đoạn mạ – đẻ nhánh. Chuột gây hại tăng, hại cục bộ trên lúa giai đoạn trỗ – chín. Các loại cây trồng khác dễ mắc các loại bệnh gây hại đặc trưng cho từng loại cây đó. Ví dụ khảm lá trên cây sắn; nhện đỏ, sâu tơ trên các loại cây rau màu; hay sâu đục thân trên cây dừa,...
DỰ BÁO TÌNH HÌNH SÂU BỆNH HẠI TRÊN CÂY TRỒNG TỪ THÁNG 4 ĐẾN GIỮA THÁNG 8
1. Đối với cây lúa
Rầy cám sẽ nở rộ, rầy nâu tuổi 2-3 sẽ xuất hiện và gây hại tăng trên trên lúa Hè Thu sớm- chính vụ.
– Bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá có thể xuất hiện trên lúa Hè Thu giai đoạn đẻ nhánh.
– Cần theo dõi chặt chẽ diến biến của bệnh, đối với ruộng trồng giống nhiễm, có thể kết hợp phun ngừa bệnh đạo ôn cổ bông và bệnh lem lép hạt khi lúa trổ lác đác và lần 2 khi lúa trổ đều.
– Những địa phương thường xuất hiện muỗi hành gây hại cần theo dõi chặt chẽ đối tượng này để có biện pháp quản lý hiệu quả, đặc biệt là trên các trà lúa đang ở giai đoạn đẻ nhánh-đòng.
2. Trên cây trồng khác
– Trên cây ngô: Sâu keo mùa thu tiếp tục phát sinh gây hại.
– Trên cây rau màu: Sâu tơ, sâu xanh, bọ nhảy, sâu khoang, ruồi đục lá, bệnh phấn trắng, bọ trĩ, nhện đỏ… phát sinh gây hại nhẹ; bệnh xoăn lá virus tiếp tục gây hại trên cây cà chua.
– Cây ăn quả có múi: Ruồi đục quả, nhện đỏ, rệp sáp, sâu vẽ bùa…. tiếp tục hại tăng; Bệnh chảy gôm, bệnh loét, bệnh vàng lá thối rễ tiếp tục phát sinh gây hại xu hướng tăng tại các vùng chuyên canh.
– Cây nhãn, vải: Bệnh chổi rồng nhãn tiếp tục gây hại tại các tỉnh phía Nam.
– Cây chè: Bọ xít muỗi, bọ cánh tơ, rầy xanh, bệnh thối búp, bệnh phồng lá,... tiếp tục gây hại.
– Cây mía: Bệnh trắng lá, bệnh chồi cỏ, sâu non bọ hung, sâu non xén tóc…tiếp tục gây hại cục bộ tại vùng ổ dịch, nặng hại cục bộ.
– Cây sắn: Bệnh khảm lá có khả năng phát sinh gây hại tăng; rệp sáp bột hồng tái xuất hiện và gây hại tại địa phương đã từng phát hiện trước đây.
– Cây cà phê: Bọ xít muỗi tiếp tục gây hại trên cà phê ở Lâm Đồng; Ở Kon Tum, Đắk Lắk: rệp sáp, rệp vảy, bệnh khô cành, khô quả, mọt đục quả, bệnh thán thư, bệnh gỉ sắt… tiếp tục gây hại.
– Cây hồ tiêu: Tuyến trùng hại rễ, bệnh chết nhanh, bệnh gỉ sắt, bệnh thán thư, rệp các loại… tiếp tục gây hại.
– Cây điều: Bọ xít muỗi, sâu đục thân/cành, bệnh khô cành…tiếp tục gây hại tăng ở giai đoạn phát triển, ra lộc non.
– Cây sầu riêng: Bệnh nứt thân xì mủ, bệnh thán thư…gây hại nhẹ.
– Cây thanh long: Bệnh đốm nâu, thán thư, thối rễ, tóp cành phát sinh gây hại.
– Cây dừa: Dễ bị ảnh hưởng bởi bọ cánh cứng, bệnh thối nõn.
PHỐI HỢP SỬ DỤNG THUỐC ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRỪ SÂU BỆNH TRÊN CÂY TRỒNG
Để khảo sát thực tế, Saturn kết hợp cùng đại lý để đến thăm vườn nông dân ở Tịnh Biên, An Giang. Sau khi sử dụng sản phẩm và đánh giá hiệu quả của thuốc đã khiến chúng tôi và nhà vườn rất hài lòng.
Trên cây rau màu tình hình đã được kiểm soát qua việc biết kết hợp đúng thuốc đúng với đối tượng sâu bệnh hại. Cụ thể: Bệnh thán thư vàng lá + sâu tơ + nhện đỏ đã được loại bỏ bằng việc kết hợp các loại thuốc và liều lượng sau (Sử dụng cho 1 phuy 200 lít nước):
- 1 gói BL Kanamin 50WP (150gr): Phổ tác dụng rộng trừ nấm và diệt khuẩn. Làm khô vết bệnh tức thì, giúp cây phục hồi nhanh chóng sau khi xử lý thuốc.
- 1 gói Nozzaplus 450WG (80gr): Có cơ chế tác động trực tiếp lên hệ thần kinh côn trùng nên trừ rầy rệp tức thì cùng hiệu quả kéo dài bền bỉ.
- 2 gói Root Strong (25gr): Cung cấp dinh dưỡng vào cây, cho cây khỏe mạnh, đâm chồi.
- 2 viên Amino Gold: Cung cấp dinh dưỡng vào trái, gia tăng năng suất và tính kháng lại sâu bệnh.